thủ tục để lao động nước ngoài làm việc tại việt nam

Để có thể làm việc tại Việt Nam hợp pháp, lao động nước ngoài cần phải được doanh nghiệp tuyển dụng hoàn toàn chịu trách nhiệm thời hạn làm việc trong báo cáo giải trình nhu cầu đối với chức danh công việc, số lượng nhân sự và đủ điều kiện yêu cầu dưới đây.

Điều kiện sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Căn cứ theo nghị định của chính phủ số 152/2020/NĐ-CP và các khoản sửa đổi, bổ sung theo nghị định số 70/2023/NĐ-CP về tuyển dụng, quản lý lao động người nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam như sau:

  • Sớm nhất 15 ngày dự kiến cho lao động nước ngoài vào làm việc thì đơn vị doanh nghiệp phải gửi báo cáo giải trình cho thấy vị trí công việc đang đăng tuyển dụng không có lao động Việt Nam đáp ứng được, vì vậy phát sinh nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
  • Bắt đầu từ 01/01/2024, người sử dụng lao động xác định công việc và vị trí tuyển dụng, trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày gửi Báo cáo giải trình phải đăng thông báo tuyển dụng nhân sự trên Website của Bộ lao động – Thương Binh và Xã hội hoặc website của Trung tâm dịch vụ việc làm.
  • Trong văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phải liệt kê rõ các địa điểm mà người đó làm việc.
  • Sử dụng lao động nước ngoài vào vị trí giảng dạy, nghiên cứu hoặc làm nhà quản lý, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường hoặc trung tâm, cơ sở giáo dục thì phải có Văn Bản chấp thuận của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Yêu cầu đối với lao động người nước ngoài:

  • Độ tuổi: Từ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực nhận thức hành vi dân sự.
  • Yêu cầu trình độ, kinh nghiệm:
    • Có chứng nhận tốt nghiệp đại học trở lên hoặc bằng cấp, chứng chỉ tương đương.
    • Trình độ trên 3 năm làm việc trong lĩnh vực phù hợp dự kiến làm tại Việt Nam.
    • Trường hợp ứng tuyển vào vị trí giám đốc điều hành phải trực tiếp điều hành một lĩnh vực hoạt động của công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ người đứng đầu Doanh nghiệp, tổ chức.
  • Yêu cầu sức khỏe: Chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc, lao động theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
  • Không phải người có án phạt, đang trong thời gian chịu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích ở nước ngoài, Việt Nam.
  • Có Work Permit hoặc giấy miễn giấy phép lao động hợp lệ.

Ứng tuyển vị trí chuyên gia, kỹ sư, lao động kỹ thuật phải có 2 loại giấy tờ là:

  • Chứng nhận số năm kinh nghiệm của một cơ quan, tổ chức ở nước ngoài.
  • Bằng cấp liên quan.

Ứng tuyển vị trí giám đốc, quản lý điều hành phải có đủ 3 loại giấy tờ:

  • Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tuyển dụng.
  • Điều lệ công ty.
  • Quyết định bổ nhiệm.

Đồng thời trong thời gian làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài phải tuân thủ theo luật pháp của Việt Nam để đảm bảo an ninh, trật tự địa phương.

Thủ tục để lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Doanh nghiệp/tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh thực hiện các thủ tục hành chính tại Việt Nam, tiến hành xin evisa hoặc công văn nhập cảnh với mục đích lao động, làm việc cho người nước ngoài trước khi tiến hành xin giấy phép phép lao động,… hoặc có thể tiến hành xin giấy phép lao động trước khi xin visa lao động cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc.

Quy trình thủ tục có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xin visa nhập cảnh Việt Nam với mục đích làm việc cho người nước ngoài.

  • Có thể xin evisa hoặc Công văn nhập cảnh với mục đích làm việc. Nhưng chỉ được cấp thời hạn tối đa 3 tháng.
  • Trong thời gian 3 tháng thử việc tại Việt Nam, doanh nghiệp tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 2: Xin chấp thuận sử dụng lao động người nước ngoài tại cơ quan thẩm quyền Việt Nam.

  • Hồ sơ xin công văn chấp thuận nộp tại Sở Lao động thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, Cục Việc làm, Sở giáo dục.
  • Được cơ quan chức năng chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản chấp thuận lao sử dụng lao động người nước ngoài – Work Permit.
  • Ký kết hợp đồng lao động với lao động nước ngoài.

Bước 3: Xin giấy phép lao động cho lao động người nước ngoài.

Bước 4: Chuyển đổi visa cho người nước ngoài sang visa lao động 2 năm.

Bước 5: Xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tỉnh, thành phố.

Đến lúc này, người nước ngoài mới thật sự được làm việc hợp pháp cho doanh nghiệp hoặc tổ chức bảo lãnh ở Việt Nam.

Chú ý:

Công ty bảo lãnh có thể xin chấp thuận vị trí lao động và Giấy phép lao động cho người nước ngoài trước khi xin visa nhập cảnh vào Việt Nam cho người đó, nếu như tất cả hồ sơ xin cấp giấy phép lao động theo yêu cầu của Sở Lao động thương binh và Xã hội phải được Hợp pháp hóa lãnh sự (bao gồm cả hộ chiếu).

Đây là một quá trình phức tạp và yêu cầu nhiều giai đoạn. Cần tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài vào làm việc, doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo số Hotline 0904 895 228 hoặc tham khảo kinh nghiệm trong chuyên mục Công văn nhập cảnh.

Thủ tục cho người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam bao gồm xin giấy phép lao động và visa lao động.

Visa lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Visa lao động có thể được cấp khi người nước ngoài đang ở bên trong hoặc ngoài Việt Nam. Mỗi cách sẽ có yêu cầu thủ tục, đơn vị xử lý, thời gian xét duyệt và lệ phí xin khác nhau chi tiết được đề cập ngay dưới.

Hiện nay, lao động người Trung Quốc thời hạn thị thực LĐ tối đa được cấp 1 năm. Với các quốc gia khác không vượt quá 2 năm. Tuy nhiên thời hạn thực tế của visa lao động (LĐ2) nhận được bằng thời hạn giấy phép lao động của người nước ngoài đã được cấp.

Cách 1: Xin visa lao động ở bên ngoài Việt Nam

Việc xin visa lao động chính là xin công văn nhập cảnh. Tuy nhiên để xin được công văn nhập cảnh cho visa lao động (LĐ2 hoặc LĐ1) thì yêu cầu bắt buộc là lao động nước ngoài được bảo lãnh đã được cấp “Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động Việt Nam” và đang con hạn.

Nếu không có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động, người nước ngoài chỉ được cấp visa DN chứ không phải là visa LĐ.

A, Hồ sơ đề nghị cấp công văn nhập cảnh và visa lao động

  1. Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh.
  2. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp, tổ chức (NA16).
  3. Cam kết bảo lãnh chịu trách nhiệm cho lao động nước ngoài trong toàn bộ thời gian làm việc tại doanh nghiệp.
  4. File scan mặt hộ chiếu của người nước ngoài.
  5. Bản sao công chứng giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động của người nước ngoài.
  6. Trong trường hợp người nước ngoài đến Việt Nam dạy học cho các trường hợp, trung tâm cần phải cung cấp: Bản dịch công chứng bằng cấp giáo viên được cấp chính thức.
  7. Mẫu công văn nhập cảnh NA2 khai trực tuyến với mục đích nhập cảnh lao động.

B, Nơi xử lý hồ sơ

  • Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh tùy thuộc vào doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh trong vùng phụ trách.
  • Xử lý hoàn toàn trực tuyến.

C, Quy trình thực hiện

Gồm 3 bước cơ bản:

  • Bước 1: Khai đơn NA2 trực tuyến.
  • Bước 2: Nộp lệ phí xin công văn nhập cảnh.
  • Bước 3: Nhận phê duyệt công văn nhập cảnh

Chi tiết vui lòng xem “hướng dẫn xin công văn nhập cảnh cho chuyên gia“.

D, Lệ phí và thời gian xử lý

  • Lệ phí bằng lệ phí xin công văn nhập cảnh.
  • Thời gian xử lý: 7-10 ngày làm việc tính từ ngày nộp đủ hồ sơ và thanh toán phí đầy đủ, theo quy định chung hiện hành.

E, Nhận visa lao động

Có 2 cách nhận visa lao động hiện nay được áp dụng cho lao động nước ngoài:

  • Nhận tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở quốc gia mà lao động nước ngoài đó đang lưu trú. Người xin visa chỉ cần mang bản in công văn chấp thuận nhập cảnh và hộ chiếu gốc hợp lệ đến dán thị thực lao động, tuy nhiên bạn sẽ cần đóng khoản phí dán khoảng (10-25)$/visa theo quy định của Đại sứ quán Việt Nam ở quốc gia đó.
  • Nhận visa tại sân bay Việt Nam khi đến cần xuất trình: Bản in công văn nhập cảnh, giấy NA1, ảnh chân dung, hộ chiếu gốc và đóng mức phí khoảng 25$.

Visa lao động nhận được có thời hạn tính từ ngày được cấp đến ngày Giấy phép lao động hoặc giấy miễn Giấy phép lao động hết hạn.

Visa lao động điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam.
Visa lao động là một trong những điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam.

Cách 2: xin visa lao động cho người nước ngoài đang ở Việt Nam

Hồ sơ gồm:

  1. Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài mẫu NA5.
  2. Mẫu chữ ký và con dấu của doanh nghiệp NA16.
  3. Bản sao đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  4. Bản sao giấy phép lao động của người nước ngoài.
  5. Hộ chiếu gốc của người nước ngoài.
  6. 02 ảnh chân dung nền trắng, kích thước 4x6cm.
  7. Giấy xác nhận tạm trú do công an cấp phường xã nơi người nước ngoài đang lưu trú.
  8. Giấy giới thiệu của doanh nghiệp cho nhân viên đi làm thủ tục xin visa lao động cho người nước ngoài.
  9. Lệ phí xin visa Việt Nam theo quy định hiện hành: 145$/visa.

Đơn vị tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  • Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, công an tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp tổ chức bảo lãnh đang hoạt động tại (đăng ký kinh doanh).
  • Cần nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đó, trong giờ hành chính mà không cần đặt lịch hẹn trước.

Thời gian xử lý

Quy định 5 ngày làm việc, tính từ ngày nộp đủ hồ sơ.

Thực tế có thể kéo dài hơn 5 ngày. Vì vậy doanh nghiệp nên có kế hoạch làm thủ tục trước 1 tháng tính đến ngày dự kiến sử dụng lao động.

Hỗ trợ doanh nghiệp bảo lãnh lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc

Để đưa người nước ngoài vào Việt Nam làm việc hợp pháp, đây là cả một quá trình gồm nhiều bước và nhiều thủ tục doanh nghiệp tổ chức chủ lao động cần phải thực hiện. Để được các chuyên gia hỗ trợ đúng yêu cầu kịp thời gian trong vòng 1 – 2 tuần tới nhận đủ giấy tờ cấp phép, hãy liên hệ Hotline/Zalo: 0917 163 993 – 0904 895 228.

Đối với việc làm báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài vào vị trí mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được phải có quá trình tuyển dụng dự kiến tại trung tâm dịch vụ việc làm mới được xem xét và chấp thuận.

    ĐĂNG KÍ HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

    Liên hệ