Thẻ thường trú nhân Singapore chỉ cấp cho những người nước ngoài đủ yêu cầu theo quy định của chính phủ nước này. Để bảo lãnh cho người thân là vợ chồng xin thẻ thường trú Singapore Permanent Residence, trước tiên bạn cần kiểm tra điều kiện tư cách PR.
1. Điều kiện xin thẻ Singapore Permanent Residence
Nếu bạn kết hôn hợp pháp với công dân Singapore hoặc thường trú nhân tại Singapore ít nhất 2 năm trở lên, hoàn toàn có đủ tư cách đăng ký xin PR Singapore thông qua “Chương trình được tài trợ”. Hoặc có thể chuyển đổi từ thẻ thăm thân dài hạn (LTVP) sang PR.
- Người bảo lãnh là thường trú nhân Singapore phải đảm bảo: Đã có thẻ Singapore Permanent Residence ít nhất 2 năm trở lên.
- Và người bảo lãnh cần đủ khả năng tài chính hỗ trợ cho vợ/chồng trong vòng từ 3 đến 10 năm sau khi người đó trở thành thường trú nhân Singapore PR.
Trường hợp cả vợ và chồng không phải là công dân hoặc thường trú nhân Singapore có thể cân nhắc đăng ký thẻ thường trú nhân Singapore (PR) cùng nhau theo các chương trình như:
- Di dời doanh nghiệp.
- Chuyên gia hoặc nhân viên kỹ thuật và công nhân lành nghề (PTS): người có thẻ/giấy phép làm việc và thời gian lưu trú ở Singapore đủ dài. (Thông tin xem tại hướng dẫn xin visa làm việc tại Singapore).
- Hoặc chương trình Tài năng nghệ thuật nước ngoài (ForArts).
- Chương trình dành cho Nhà đầu tư toàn cầu (GIP): từ 2024, yêu cầu mức đầu tư ít nhất từ 2,5 triệu đôla Singapore trở lên.
- Chương trình chọn sinh viên nước ngoài.
2. Các tiêu chí cơ bản đánh giá hồ sơ xin thẻ thường trú nhân Singapore đạt yêu cầu
a, Hồ sơ gia đình
- Giấy chứng nhận kết hôn chính thức, đây là căn cứ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nộp đơn. Thời gian lý tưởng là kết hôn ít nhất 3 năm trở lên hoặc có con sinh ra ở Singapore.
- Giấy khai sinh của con (nếu có) điều này làm tăng cơ hội thành công của đơn.
b, Mối quan hệ ràng buộc và kết nối gia đình:
Thể hiện sự gắn kết xã hội với gia đình đã cư trú tại Singapore. ICA đánh giá cao những hồ sơ, có thành viên gia đình đang cư trú ở Singapore thể hiện chỉ số khả năng hòa nhập cộng đồng địa phương cao.
c, Sự hòa nhập xã hội: Nêu lên những đóng góp tích cực với cộng đồng nơi sinh sống ở Singapore.
d, Thành tích nổi bật trong lĩnh vực chuyên môn:
- Singapore đánh giá cao những người có nghề nghiệp có khả năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của họ.
- Nhất là người còn có thẻ lao động Singapore (EP).
e, Đóng góp kinh tế:
Thể hiện sự ổn định kinh tế, thu nhập tăng dần hoặc có đầu tư mạnh mẽ.
Thủ tục xin thẻ thường trú nhân Singapore Singapore Permanent Residence
Bước 1: Hồ sơ xin thường trú nhân PR
- Giấy chứng nhận kết hôn.
- Giấy khai sinh của con (nếu có).
- 01 Ảnh cá nhân kích thước 3,5×4,5cm mới chụp trong vòng 3 tháng qua.
- Chứng minh nhân dân của vợ chồng (cả người bảo lãnh và được bảo lãnh).
- Hộ chiếu 01 bản gốc và bản sao.
- Các chứng chỉ chuyên môn của người được bảo lãnh.
- Chứng chỉ hoặc bằng đại học, cao học chuyên ngành…
- Những thành tích trong chuyên môn đạt được.
- Với người bảo lãnh đó là thành tích và những đóng góp cho xã hội và nền kinh tế Singapore.
- Thư xin việc.
- Các tài liệu chứng minh thu nhập hiện tại của người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
- Bảng hoặc phiếu lương 6 tháng gần đây.
- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng qua.
- Nếu tự kinh doanh: đăng ký kinh doanh vào báo cáo doanh thu của doanh nghiệp trong 12 tháng gần nhất.
- Nếu người bảo lãnh có thẻ lao động EP hoặc S Pass yêu cầu lương cố định ít nhất phải từ 6.000 đôla Singapore trở lên.
- Và một số giấy tờ khác nếu được ICA yêu cầu.
Bước 2: Hoàn thành mẫu đơn đăng ký xin thẻ thường trú Singpore
Toàn bộ mẫu đơn đăng ký đăng ký xin PR được thực hiện trên trang web chính thức của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và Kiểm tra Singapore (ICA): https://eservices.ica.gov.sg/esvclandingpage/epr và điền thông tin các phần chi tiết theo hướng dẫn.
Bước 3: Tải dữ liệu và ký tên điện tử đơn đăng ký
Sau khi điền đầy đủ các trường thông tin yêu cầu của đơn, bạn thanh toán lệ phí theo quy định hiện nay là 100 Đô la Singapore/đơn.
- Tài các bản sao dữ liệu (đã dịch thuật công chứng).
- Không quên ký điện tử vào bản mềm in ra hoặc bản file pdf của đơn đăng ký.
Bước 4: Theo dõi trạng thái ứng dụng
Bạn hoàn toàn có theo dõi được quá trình xử đơn đăng ký của vợ chồng mình trên trang web chính thức của ICA thông qua chức năng “Enquire Application Status“. Mở chức năng này bằng cách đăng nhập vào bằng tài khoản Singpass của bạn.
Bước 5: Giải quyết các vấn đề ICA yêu cầu hoặc bổ sung tài liệu thiếu
Bạn cần phải đảm bảo luôn cập nhật các thông tin và yêu cầu mà ICA thông báo cho bạn. Kịp thời phản hồi, cung cấp tài liệu yêu cầu trách việc chậm trễ sẽ kéo dài thời gian xử lý đơn và hồ sơ của bạn.
Nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin thường trú nhân Singapore
Đơn đăng ký Singapore Permanent Residence và hồ sơ đăng ký thường trú nhân được thực hiện tại Singapore. Cơ quan đủ thẩm quyền xét duyệt hồ sơ cho bạn đó chính là Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và Kiểm tra (ICA) Singapore.
- Địa chỉ nộp hồ sơ: Tòa nhà ICA, số 10 Đường Kallang (cạnh tàu điện ngầm Lavender), Singapore 208718.
- Điện thoại liên hệ: 6391 6100.
- Thời gian làm việc:
- Thứ 2 – 6: 8h00 – 17h00 (lượt cuối cùng 16h30).
- Thứ 7: 8h00 – 13h00 (lượt cuối cùng 12h30).
Chú ý: Phí nộp khi đăng ký đơn không được hoàn lại kể cả bạn bị từ chối PR Singapore.
Thời gian xem xét
Thời gian xử lý Đơn và hồ sơ xin thẻ thường trú Singapore mỗi người mỗi khác, sớm nhất cũng cả tháng trở đi, tối đa 6 tháng. Bạn có thể phải bổ sung thêm giấy tờ và có thể phải tham dự phỏng vấn.
Tuy nhiên nếu được cấp thẻ PR Singapore, bạn sẽ có nhiều quyền lợi công dân và quan trọng nhất được ổn định lâu dài khi sinh sống tại quốc gia này cùng người thân của mình.
Xin thẻ thường trú nhân Singapore cho vợ/chồng bạn là một quá trình phức tạp đòi hỏi chính xác và nghiệm ngặt về thủ tục hồ sơ cùng quy trình thực hiện, cũng như sự kiên định, quyết tâm đến cùng mới thành công. Khi cần trợ giúp bạn có thể tham khảo thông tin tại chuyên mục Thị thực Singapore hoặc liên hệ hỗ trợ số (84+) 904 895 228 – (84+) 917 163 993. Có được sự hỗ trợ từ các chuyên gia kinh nghiệm hướng dẫn sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về thủ tục trong quá trình làm.